Từ thời Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã trải qua nhiều thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Ngày 8/9/1891, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã thành lập đơn vị hành chính tỉnh Hưng Hóa (tiền thân của tỉnh Phú Thọ) gồm 5 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh.
Ngày 5/5/1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ năm 1903 có 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan và hai châu là Thanh Sơn và Yên Lập.
Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số phủ huyện và thêm một số làng xã mới.
Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Đợt liên xã đầu tiên, thực hiện năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Nhưng vì xã mới quá lớn nên giữa năm 1947 lại điều chỉnh từ 106 lên 150 xã.
Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sáp nhập vào khu 14, không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2/1948, khu 14 hợp nhất với khu X thành Liên khu X, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ.
Thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai (1955-1957), các xã lại có sự điều chỉnh, chia tách, từ 150 xã lên 271 xã. Từ năm 1957 trở đi, đơn vị xã cơ bản ổn định đến ngày nay, chỉ có thay đổi tên gọi một số xã vào cuối năm 1964.
Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập 3 thị trấn là thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn. Ngày 4/6/1962, Hội dồng Chính phủ ra Quyết định số 65 thành lập thành phố Việt Trì.
Ngày 21/6/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504 về việc hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú và quyết định thành phố Việt Trì là tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178 “Về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh Vĩnh Phú”. Ở địa bàn Phú Thọ, chỉ có huyện Thanh Sơn là giữ nguyên, còn các huyện khác đều hợp nhất: Tam Nông hợp nhất với Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh bao gồm 34 xã; Lâm Thao hợp nhất với Phù Ninh thành huyện Phong Châu gồm 34 xã; Cẩm Khê, Yên Lập và 10 xã hữu ngạn sông Thao của Hạ Hòa hợp nhất thành huyện Sông Thao gồm 58 xã; Thanh Ba, Đoan Hùng và các xã còn lại của Hạ Hòa cùng với 7 xã của Phù Ninh, hợp nhất thành huyện Sông Lô gồm 82 xã. Việc hợp nhất huyện này quá rộng gây ra nhiều khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, không sát đối với cơ sở, nên chỉ hai năm sau, ngày 22 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Quyết định số 377 “Về việc sửa đổi một số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú”. Theo quyết định, Sông Thao tách thành Sông Thao và Yên Lập; Sông Lô chia thành Thanh Hòa và Đoan Hùng.
Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn Phong Châu thuộc huyện Phong Châu. Tháng 10 năm 1995, 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa tái lập; một tháng sau (11/1995), Chính phủ ra nghị định thành lập thị trấn Thanh Ba là huyện lỵ của huyện Thanh Ba và thị trấn Đoan Hùng của huyện Đoan Hùng.
Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Phú Thọ được tái lập từ ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc hợp nhất Phú Thọ với Vĩnh Phúc cũng như việc tái lập tỉnh cũ là do yêu cầu khách quan của lịch sử và chủ trương chung của Đảng và Chính phủ trong phạm vi toàn quốc.
Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống.
Sau khi tái lập, ngày 28/5/1997, Chính phủ ra Nghị định số 55 về việc thành lập 6 thị trấn: Thị trấn Yên Lập (Yên Lập); thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa); thị trấn Hưng Hóa (Tam Thanh); thị trấn Lâm Thao và Phú Hộ (Phong Châu); thị trấn Thanh Sơn (Thanh Sơn).
Tiếp đến ngày 24/7/1999, Chính phủ ra Nghị định số 59 chia tách hai huyện của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh để tái lập lại các huyện cũ là Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và Thanh Thủy.
Ngày 9/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn.
Tỉnh Phú Phọ hiện nay có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, dân số hơn 1,4 triệu người. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị với 225 xã, phường, thị trấn.
Sau 20 năm tái lập tỉnh và tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, vượt khó với quyết tâm cao để thực hiện hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra và tiếp tục giành được thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Giai đoạn 2010 - 2015, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 5,87%; trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 40.400 tỉ đồng, tăng 84%, đứng đầu trong các tỉnh vùng Tây Bắc; GRDP bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng (năm 2016). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo. Đến hết năm 2016, có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 39 xã đạt và 52 xã cơ bản đạt chuẩn; diện mạo nông thôn khởi sắc.
Đặc biệt, Phú Thọ đã thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch. Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã huy động tổng số vốn trên 69 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm để đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km đường, hoàn thành 7 cầu lớn. Hạ tầng đô thị, khu cụm công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư, tạo diện mạo mới, góp phần đưa thành phố Việt Trì sớm trở thành đô thị loại I... Công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng, tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân vùng Tây Bắc là 73%). Kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%; quy mô đào tạo tăng 35,5% so nhiệm kỳ trước. Hoạt động du lịch có bước phát triển khá, kết cấu hạ tầng du lịch được tăng cường đầu tư. Tổng nguồn vốn huy động phát triển du lịch tăng 3,5 lần; lượng khách đến tham quan, du lịch và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hàng năm đạt 6 - 7 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng 17,9%/năm.
Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hóa phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, góp phần khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và tạo sự lan tỏa của không gian văn hóa vùng đất Tổ. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (theo tiêu chí mới còn dưới 10%), đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát triển, quy mô trường lớp ngày càng mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên. Phú Thọ là tỉnh thứ 6 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 1992; đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002; tỉnh thứ 17 đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS vào năm 2003 và là một trong 6 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành trước 3 năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin không ngừng phát triển thực sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng, phát triển có chiều sâu. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được xây dựng, củng cố vững mạnh. Tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cách tiếp cận giải quyết vấn đề của cấp ủy, chính quyền các cấp có sự đổi mới mạnh mẽ; tác phong, lề lối làm việc của đảng viên, cán bộ có chuyển biến tích cực.
1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
- Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc;
- Tỉnh Hòa Bình về phía Nam;
- Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;
- Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam;
- Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
- Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc;
- Tỉnh Hòa Bình về phía Nam;
- Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;
- Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam;
- Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
- Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc;
- Tỉnh Hòa Bình về phía Nam;
- Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;
- Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam;
- Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.