GIỚI THIỆU
CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH VIÊN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online:
508
Số lượt truy cập:
1029404
Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập
Cập nhật lúc: 8:48 AM, ngày 26/04/2025

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.

 

Ngày 23/4, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc thành lập tổ chức đảng tương ứng tại các đơn vị hành chính địa phương sau sáp nhập. Theo đó, tỉnh, thành phố được xác định là trung tâm chính trị - hành chính mới sẽ chủ trì lập đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố mới.

 

Đề án phải tuân thủ Điều lệ Đảng, các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo của Trung ương, đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Các địa phương cần hoàn thành và gửi đề án về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6.

 

Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định việc thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố; chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh, thành phố cho nhiệm kỳ 2020-2025; hoàn thành trước 15/9.

 

Trên cơ sở đề án đã được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền, trước 15/9, ban thường vụ cấp tỉnh sẽ bố trí lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp dựa trên biên chế hiện có.

 

Với tỉnh, thành phố không thực hiện sáp nhập, các địa phương sẽ tiếp tục triển khai công việc theo nhiệm vụ đã được Trung ương quy định. Theo hướng dẫn, sau khi Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 2013 và sáp nhập các tỉnh, xã có hiệu lực, cấp ủy cấp tỉnh sẽ quyết định kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện và xã cũ, đồng thời thành lập đảng bộ cấp xã mới.

 

Ban thường vụ tỉnh, thành ủy hiện tại có thẩm quyền quyết định thành lập đảng bộ cấp xã, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã cho nhiệm kỳ 2025-2030.

 

Trên cơ sở đó, ban thường vụ cấp tỉnh và cấp xã sẽ thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấp ủy cấp xã. Đảng ủy xã, phường sẽ có 3 cơ quan chuyên trách là văn phòng, ban xây dựng đảng và cơ quan ủy ban kiểm tra.

 

Đảng ủy xã phường nơi có trụ sở trung tâm chính trị cấp huyện hiện nay được lập thêm trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy. Đảng ủy đặc khu với vai trò là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng sẽ được thành lập 4 cơ quan tham mưu, giúp việc bao gồm văn phòng, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo và Dân vận, cơ quan ủy ban kiểm tra, cùng với trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy. Tỉnh ủy, thành ủy bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo hướng đưa người từ cấp huyện, xã hiện nay và tăng cường một số lãnh đạo ban, sở, ngành cấp tỉnh về xã mới. Công việc này hoàn thành trước 1/7.

 

Biên chế lãnh đạo, công chức, viên chức các cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của đảng ủy cấp xã sau sáp nhập khoảng 15-17 người; những nơi có trung tâm chính trị bố trí không quá 20 biên chế. Trước mắt, địa phương có thể bố trí nhiều biên chế hơn, nhưng trong 5 năm phải đưa về đúng quy định.

 

Đối với các xã, phường không thực hiện sáp nhập, việc bố trí biên chế cho cơ quan tham mưu giúp việc sẽ được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo sự cân đối chung trong hệ thống chính trị cùng cấp. Các xã có điều chỉnh địa giới hành chính, Ban thường vụ cấp tỉnh sẽ chỉ đạo việc chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên giữa các đảng bộ cấp xã liên quan. Công tác sắp xếp bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã cần được báo cáo về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/8.

 

Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, có 11 tỉnh, thành phố sẽ giữ nguyên trạng, bao gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng. 52 địa phương khác sẽ tiến hành sáp nhập để còn lại 23 tỉnh, thành phố. Như vậy, cả nước sẽ có tổng cộng 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Dự kiến, số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước sẽ giảm khoảng 60-70% so với hiện nay./.


Các tin khác:

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Kiều bào ấn tượng, tự hào về lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

Thúc đẩy thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ theo hướng hài hòa, bền vững và lâu dài

Phú Thọ xếp thứ 8 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng thống Kazakhstan chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

TÌM KIẾM

VĂN BẢN MỚI
Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015

LỊCH
   

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TỈNH PHÚ THỌ

 

 

 

Địa chỉ: Số 2187, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)

 

Điện thoại: 02103 851.555

 

Email: lhhnphutho@gmail.com