Chính quyền Nhật Bản đang cung cấp các bài thi sát hạch cấp giấy phép lái xe taxi và xe bus bằng nhiều ngôn ngữ hơn, trong đó có tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nepal.
Quảng Bình hỗ trợ tỉnh Salavan (Lào) đào tạo 10 cán bộ, sinh viên học tiếng Việt mỗi năm Phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 tại Kansai, Nhật Bản Việc làm này nhằm giảm bớt khó khăn đối với những người nước ngoài do kỳ thi sát hạch cấp bằng lái xe chỉ thực hiện bằng tiếng Nhật.
Trước đó, các bài thi lái xe hạng 1 thông thường đã có tiếng Anh nhưng kỳ thi lấy bằng lái hạng 2 chỉ được cung cấp bằng tiếng Nhật đã gây khó khăn đối với người nước ngoài. Sở cảnh sát tỉnh Aichi ở miền Trung Nhật Bản đã tổ chức bài kiểm tra tiếng Anh bằng hạng 2 từ tuần này.
Sở cảnh sát tỉnh Fukuoka ở phía Bắc Kyushu đã bắt đầu kỳ thi bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nepal vào cuối tháng 3.
Ảnh minh họa.
Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, trong số những người có giấy phép hạng 2 cho phương tiện thông thường và phương tiện lớn, có 6.689 công dân nước ngoài - dưới 1% - vào cuối năm 2023. Ngành taxi và xe bus cũng như ngành logistics Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài xế trầm trọng.
Sự thiếu hụt tổng thể dự kiến sẽ lần lượt đạt khoảng 67.000 lái xe và 22.000 lái xe vào năm 2029. Để giải quyết vấn đề, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã dịch các câu hỏi mẫu cho bằng lái hạng 2 sang 20 ngôn ngữ và phân phát cho tất cả các đồn cảnh sát để tạo điều kiện cho nhiều người nước ngoài tham gia kỳ thi hơn.
Chính phủ Nhật Bản đã công bố kế hoạch tiếp nhận tới 24.500 tài xế nước ngoài theo chương trình thị thực lao động có tay nghề từ năm 2024 đến năm 2028. Theo số liệu được Bộ Lao động Nhật Bản công bố ngày 26/1/2024, số lượng lao động nước ngoài ở nước này vào tháng 10/2023 là gần 2,05 triệu. Xét về quốc tịch, nhóm lao động Việt Nam có 518.364 người, chiếm 25,3%.
Theo sau là nhóm lao động Trung Quốc (397.918 người) và Philippines (226.846 người). Tính theo tư cách lưu trú, số lượng người có visa được cấp cho các cá nhân có chuyên môn tăng nhiều nhất, 24,2%, lên tới 595.904 người. Trong nhóm này, số người được phân loại là "người lao động kỹ năng đặc định" tăng mạnh 75,2%, lên 138.518 người, bao gồm gần 69.500 người Việt Nam và gần 25.600 người Philippines.
Theo tạp chí Thời Đại