GIỚI THIỆU
CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH VIÊN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online:
2329
Số lượt truy cập:
757222
Hội thảo “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam”
Cập nhật lúc: 12:00 AM, ngày 25/04/2023

 Ngày 24/4, Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam” (UNC 2023) đã được tổ chức tại tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên nhằm đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngoại ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

 

 

 

 TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ, phát biểu tại UNC 2023. Ảnh: Đại học Ngoại ngữ

 

 

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, các nhà tài trợ, các trường đại học, học viện và các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, quản lý đối tác trong và ngoài nước, lãnh đạo và cán bộ, giảng viên, giáo viên Trường Đại học Ngoại ngữ, cùng đông đảo giảng viên, giáo viên, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên trong và ngoài nước.

 

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, các nội dung, chủ đề phong phú mà các đại biểu cùng đọc, cùng lắng nghe và trao đổi tại Ngày chính hội này và qua 346 bài tóm tắt trong kỷ yếu số, 120 bài toàn văn trong Kỷ yếu bản in dày hơn 1.200 trang đã góp phần đem lại những kiến thức, những trải nghiệm thực sự bổ ích và niềm say mê, hứng khởi đối với không chỉ công tác nghiên cứu khoa học, mà trong mọi công việc chúng ta đang cùng chung tay góp sức.

 

 

Tất cả đều thể hiện tinh thần của UNC 2023 là “Hội tụ - Kết nối - Truyền cảm hứng. Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra 24 tiểu ban thảo luận với 232 báo cáo về các vấn đề liên quan tới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ như: ngôn ngữ học, giảng dạy ngôn ngữ (ngoại ngữ, tiếng Việt) cho mọi đối tượng (người Việt Nam, người nước ngoài, người học các cấp/các bậc học, v…), quốc tế học (văn hóa, văn học, chính trị, tôn giáo…).

 

 

 

Thảo luận đề tài "Các đại từ nhân xưng và mối tình đơn phương của đại thi hào Nga Pushkin". Ảnh: Hoàng Yến

 

 

Tiểu ban số 18 “Giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Nga” do Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nga tổ chức đã thu hút sự quan tâm của giảng viên, sinh viên từ nhiều cơ sở giáo dục giảng dạy tiếng Nga như Đại học Thái Nguyên, Phân viện Puskin, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga… Các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga, văn hoá Nga tại Việt Nam như: oxymoron như hiện tượng ngôn ngữ, phương pháp tiếp cận onomasiology trong mô tả ý nghĩa của động từ tiếng Nga và cách truyền đạt sang tiếng Việt, Tachiana - một tâm hồn Nga đẹp đẽ, nghi thức chào hỏi trong tiếng Nga và tiếng Việt, điểm đến Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế hoá…

 

 

TS.Phạm Dương Hồng Ngọc, giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nga (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, UNC 2023 có nhiều điểm đổi mới so với các năm trước. Trước đây, các tiểu ban của UNC được tổ chức theo các lĩnh vực chung như ngôn ngữ, văn học, đất nước học. Giảng viên, nhà nghiên cứu nhiều ngôn ngữ cùng tham gia thảo luận.

 

 

Năm nay, các tiểu ban được chia theo ngôn ngữ. Tại tiểu ban 18, tất cả vấn đề liên quan tới ngôn ngữ Nga, văn hoá Nga, phương pháp giảng dạy tiếng Nga sẽ được tập trung thảo luận. Điều đó cho phép người tham dự có thể thảo luận sâu hơn về tiếng Nga, cũng như lan toả tình yêu tiếng Nga tới nhiều người.

 

 

Bạn Bùi Việt Phương Uyên, sinh viên năm 2 Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nga (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, những đề tài được thảo luận tại UNC 2023 rất gần gũi với việc học tập của sinh viên. Hội thảo đem tới cho sinh viên nhiều thông tin, kinh nghiệm bổ ích trong việc học tiếng Nga và tìm hiểu văn hoá Nga.

 

 

“Em rất hứng thú với đề tài “Yếu tố văn hoá trong bài giảng tiếng Nga cho sinh viên năm nhất”. Trên lớp, giảng viên thường lồng ghép danh ngôn, tục ngữ, yếu tố văn hoá vào trong mỗi bài giảng. Điều đó giúp chúng dễ dàng tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về văn hoá, đất nước học sẽ giúp chúng em tránh được tình trạng “sốc văn hoá” khi tới đất nước khác”, Phương Uyên chia sẻ.

 

 

Theo tạp chí Thời Đại 


Các tin khác:

Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp: Hoạt động thiết thực, hiệu quả vì sự phát triển bền vững

Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam tôn vinh áo dài Việt

Nhiều mục tiêu và cách làm mới của Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia

Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Venezuela nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Chú trọng phát triển quan hệ của thế hệ trẻ Việt Nam - Ấn Độ

Chương trình Xuân Quê hương 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/1/2025

Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển

Thành lập Liên hiệp các tổ chức người Việt Nam tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Trung Quốc, Lào

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tuyên Quang: dấu ấn đối ngoại nhân dân nhiệm kỳ 2019-2024

TÌM KIẾM

VĂN BẢN MỚI
Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015

LỊCH
   

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TỈNH PHÚ THỌ

 

 

 

Địa chỉ: Số 2187, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)

 

Điện thoại: 02103 851.555

 

Email: lhhnphutho@gmail.com