GIỚI THIỆU
CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH VIÊN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online:
645
Số lượt truy cập:
754597
Đặc sắc lễ hội Nadaam của người Mông Cổ
Cập nhật lúc: 11:23 AM, ngày 31/07/2023

Đến với vùng đất Mông Cổ xa xôi, du khách sẽ được khám phá lễ hội Nadaam - một lễ hội truyền thống đầy đặc sắc của người Mông Cổ. Lễ hội này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2010. 

 

 

Trong suy nghĩ của những khách du lịch, Mông Cổ gợi lên hình ảnh của những vùng đồng bằng rộng lớn, dân du mục, sa mạc và những chiến binh dũng cảm. Nhưng ít ai biết, một lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc thu hút rất nhiều khách tham quan tới đây, đó chính là lễ hội Nadaam. Nadaam trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là “trò chơi”.

 

 

Ở một số nơi, lễ hội này thường được gọi bằng cái tên “Eriin Gurvan Naadam”, có nghĩa là “3 trò chơi của cánh đàn ông”. Các trò chơi bao gồm: Đấu vật Mông Cổ, bắn cung và đua ngựa.

 

 

 

 

 

 Những người Mông Cổ trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc tại lễ hội. (Ảnh: Getty Images)

 

 

Buyandelger Ganbaatar, giám đốc điều hành quốc gia của công ty du lịch Nomadic Expeditions, đã chia sẻ với trang CNN rằng lễ hội Naadam thực chất đã hơn 2000 năm. Ban đầu, lễ hội này là một cách luyện tập chuẩn bị cho chiến tranh, vì những bộ lạc sinh sống tại Mông Cổ thường xuyên tấn công lẫn nhau. Sự kiện chính thức của lễ hội thường diễn ra từ ngày 11 tới 13 tháng 7 ở sân vận động Quốc gia Ulaanbaatar.

 

 

“Trong suốt lễ hội này, bạn sẽ nhìn thấy niềm vui, sự tự hào và hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt người xem. Naadam đã trở thành một phần vô cùng quan trọng của người Mông Cổ”, ông Ganbaatar chia sẻ.

 

 

Nguồn gốc của lễ hội Naadam

 

 

Theo như những nghiên cứu về lịch sử, vào đầu thế kỷ thứ 13, Thành Cát Tư Hãn đã tổ chức một buổi lễ hội đầy long trọng sau khi đánh bại kẻ thù và trở thành người đứng đầu các bộ lạc Mông Cổ thời bấy giờ.

 

 

Bằng chứng đó là các nhà nghiên cứu đã tìm được Tấm bia của Thành Cát Tư Hãn – một phiến đá có niên đại từ năm 1200 khắc những dòng chữ Mông Cổ đầu tiên – mô tả một nhà quý tộc tên là Yesunge, người đã bắn trúng mục tiêu cách đó 500 mét bằng một mũi tên.

 

 

 

 Cuộc thi đua ngựa tại lễ hội. (Ảnh: Getty Images)

 

 

Năm 2010, Naadam đã vinh dự ghi tên mình vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại của UNESCO. Lễ hội này có một mối liên kết vững chắc với nền văn minh du mục của người Mông Cổ và thể hiện giá trị sâu sắc về lịch sử cùng văn hóa của đất nước.

 

 

“Ba trò chơi của cánh đàn ông”

 

 

Theo như người Mông Cổ, 3 trò chơi trong lễ hội Naadam - đấu vật, đua ngựa và bắn cung - có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện sức mạnh thể chất cùng kỹ năng chiến đấu cho những chiến binh cổ xưa.

 

 

Tại cuộc thi đua ngựa, những người cưỡi ngựa tham dự cuộc thi thường là những đứa trẻ từ 6 tới 10 tuổi. Chúng mặc những bộ quần áo nhẹ, rộng rãi và có màu sắc sặc sỡ. Những biểu tượng may mắn như ngôi sao năm cánh, hình ảnh những con chim hay bươm bướm sẽ được khâu lên lưng áo của người đua ngựa hoặc phía trước mũ đội của họ.

 

 

Ở Mông Cổ, mọi đứa trẻ lớn lên ở vùng nông thôn đều được học cưỡi ngựa từ khi chúng mới lên 3. Ý nghĩa văn hóa của trò đua ngựa tại lễ hội Naadam là nhằm tôn vinh giá trị lịch sử cùng sức mạnh của người Mông Cổ. Nhiều người tin rằng việc chạm vào mồ hôi của con ngựa thắng cuộc sẽ đem lại may mắn cả năm.

 

 

 

 

 Những cung thủ đứng hát hát quốc ca trong lễ khai mạc Naadam 2014 ở Ulaanbaatar. (Ảnh: Getty Images)

 

 

Ở cuộc thi bắn cung, những cung thủ sẽ phải trải qua những vòng thi khác nhau, bao gồm những thử thách như cưỡi ngựa chạy trong lúc ngắm bắn mục tiêu cách đó vài chục mét. Trước khi thi đấu, thí sinh còn phải tham gia một buổi sát hạch để kiểm tra sức mạnh, tầm nhìn và sự tập trung. Cũng giống như môn đấu vật, các cung thủ phải mặc trang phục truyền thống khi thi đấu.

 

 

 

 

 

Các trò chơi chấp nhận tất cả người tham gia ở mọi lứa tuổi và giới tính, ngoại trừ bộ môn đấu vật chỉ dành riêng cho đàn ông. (Ảnh: Getty Images)

 

 

Giải thưởng ở môn đô vật có giá trị cao quí nhất, người chiến thắng sẽ được mọi người tôn vinh như một anh hùng ở địa phương đó. Khi thi đấu, những đô vật sẽ phải đội mũ 4 mặt, áo trễ vai và quần soóc. Còn khi tham gia đấu vật ở lễ hội Naadam, đô vật sẽ mặc áo choàng và đi giày truyền thống. Những đôi giày này được thiết kế đặc biệt để giúp những đô vật đứng vững và không bị trượt ngã, đồng thời những hình thêu khắc trên giày là lá bùa đem lại may mắn cho đô vật.

 

 

Trong lịch sử, Thành Cát Tư Hãn coi đấu vật là một bộ môn thể thao giúp những chiến binh đạt được trạng thái thể lực mạnh mẽ nhất.

 

 

Lễ hội truyền thống thu hút hàng nghìn khách tham quan

 

 

Naadam là một trong những lễ hội thu hút được nhiều khách tham quan nhất tại Mông Cổ, với hơn 11.000 khách nước ngoài tới xem trận đấu theo như một báo cáo của chính phủ vào năm 2019. Quốc gia này có hơn khoảng 637.000 khách tham quan quốc tế vào năm đó.

 

 

Ẩm thực tại lễ hội

 

Đến với lễ hội Naadam, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức những món ăn truyền thống vô cùng độc đáo của người Mông Cổ như arak (một loại thức uống từ sữa ngựa lên men), khuurshuur (bánh đa kẹp thịt nguội), hay khuushuur (một loại bánh cuốn nhân thịt).

 

 

Theo tạp chí Thời Đại 


Các tin khác:

Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp: Hoạt động thiết thực, hiệu quả vì sự phát triển bền vững

Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam tôn vinh áo dài Việt

Nhiều mục tiêu và cách làm mới của Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia

Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Venezuela nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Chú trọng phát triển quan hệ của thế hệ trẻ Việt Nam - Ấn Độ

Chương trình Xuân Quê hương 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/1/2025

Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển

Thành lập Liên hiệp các tổ chức người Việt Nam tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Trung Quốc, Lào

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tuyên Quang: dấu ấn đối ngoại nhân dân nhiệm kỳ 2019-2024

TÌM KIẾM

VĂN BẢN MỚI
Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015

LỊCH
   

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TỈNH PHÚ THỌ

 

 

 

Địa chỉ: Số 2187, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)

 

Điện thoại: 02103 851.555

 

Email: lhhnphutho@gmail.com