GIỚI THIỆU
CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH VIÊN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online:
1
Số lượt truy cập:
352619
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch là cần thiết, nhân văn
Cập nhật lúc: 3:29 PM, ngày 29/08/2023

Việc mở rộng cấp căn cước với người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời giúp đảm bảo chính sách xã hội cho những đối tượng này. 

 

 

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách khi cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vào ngày 28/8.

 

 

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đề nghị đánh giá tính hợp lý, những tác động đến an ninh, quốc phòng liên quan đến việc sử dụng tên gọi giấy chứng nhận căn cước; đề nghị nghiên cứu quy định phù hợp, đồng thời tránh xung đột với Luật Quốc tịch Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan khác.

 

 

Một số ý kiến đề nghị thể hiện rõ hơn, quy định tiêu chí để xác định người gốc Việt Nam bảo đảm bao hàm hết đối tượng điều chỉnh và có cơ sở pháp lý giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong việc cấp giấy tờ tùy thân của người gốc Việt Nam không có quốc tịch nhưng đang cư trú tại Việt Nam, cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích mà họ đang được hưởng.

 

 

Ngoài ra, một số ý kiến khác đề nghị quy định cụ thể hơn về tiêu chí, điều kiện cấp Giấy chứng nhận căn cước; quy định rõ cơ quan có thẩm quyền quản lý; cơ quan, tổ chức được quyền thu thập, cập nhật, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin về người Việt Nam.

 

 

 

 

 

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Bộ Công an).

 

 

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) nhất trí đổi tên thành Luật Căn cước vì tên gọi này phù hợp phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định trong dự thảo Luật gồm công dân Việt Nam và người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc. Theo bà Nga, khoảng 31.000 người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

 

Họ đang hiện hữu, sinh sống, là một phần của cộng đồng. Phần nhiều là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… “Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, thì những người đó sẽ đứng bên lề xã hội, bên lề cuộc sống, không được hưởng chế độ an sinh, xã hội.

 

 

Không chỉ bản thân họ mà cả con cái họ cũng không được hưởng bất cứ chế độ an sinh nào, không được giúp đỡ của cộng đồng thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội. Chỉ cần gia tăng 1 người phạm tội, 1 gia đình bị đẩy lên cảnh khốn cùng, 1 cá nhân bị sa ngã vào tệ nạn xã hội sẽ kéo theo nhiều gánh nặng cho xã hội ”, đại biểu nêu quan điểm. Bà cho rằng, việc mở rộng cấp căn cước với các đối tượng này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời cũng giúp những đối tượng đó ổn định cuộc sống, có giấy tờ hợp pháp để tham gia các hoạt động xã hội, được hưởng các chế độ an sinh cần thiết, phù hợp.

 

 

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu rõ thực tiễn đang đòi hỏi phải cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, nhằm bảo đảm chính sách xã hội cho đối tượng này. Báo cáo giải trình của Bộ Công an cũng cho biết: người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch là nhóm người yếu thế, không có khai sinh, khai tử, không được quản lý nên họ rất khó khăn trong sinh hoạt, học tập, ít cơ hội làm việc. Chính vì vậy, cần cấp thẻ căn cước để quản lý họ, giúp họ có giấy tờ để sinh hoạt, đi lại, ổn định cuộc sống.

 

 

TTXVN dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết: các đại biểu cơ bản tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo Luật. Các đại biểu cho ý kiến về tên gọi; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật; khái niệm người gốc Việt Nam; nên cấp căn cước hay cấp giấy chứng nhận, hoặc loại giấy tờ nào cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch… “Dù lựa chọn phương án nào cũng cần thiết kế quy định việc cấp một loại giấy tờ phù hợp thực tiễn đối với người gốc Việt nhưng chưa xác định được quốc tịch Việt Nam”, ông Phương nói.

 

 

Theo tạp chí Thời Đại 


Các tin khác:

Nhật Bản vinh danh ông Hoàng Bình Quân vì những đóng góp cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Quan hệ nhân dân Việt Nam – Nga và các nước SNG: rộng mở cơ hội hợp tác

70 kiều bào thăm Trường Sa, nhà giàn DK-I nhân kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024: Có 128.000 lượt khách du lịch đến với Phú Thọ

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh lần thứ XVI

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành Các mục tiêu phát triển bền vững

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Gần 70 đại biểu kiều bào dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024

Ngày 7/5, Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

TÌM KIẾM

VĂN BẢN MỚI
Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015

LỊCH
   

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TỈNH PHÚ THỌ

 

 

 

Địa chỉ: Số 2187, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)

 

Điện thoại: 02103 851.555

 

Email: lhhnphutho@gmail.com