GIỚI THIỆU
CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ THÀNH VIÊN
TIN TỨC - SỰ KIỆN
LIÊN KẾT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online:
496
Số lượt truy cập:
765702
GS.TS Đặng Lương Mô: cần một tổ chức kết nối nhân tài Việt kiều
Cập nhật lúc: 10:02 AM, ngày 24/12/2024

Tại Hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024 tổ chức ngày 22/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), GS.TS Đặng Lương Mô, Giáo sư Danh dự Đại học Hosei, Tokyo (Nhật Bản), cố vấn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đề xuất thành lập “Ngân hàng Tài năng Việt kiều”. Đây là một tổ chức quy tụ nhân tài, đóng vai trò cầu nối giữa các chuyên gia kiều bào với nhu cầu trong nước.

 

 

Dẫn số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, GS.TS Đặng Lương Mô cho biết, hiện có trên 5,3 triệu kiều bào trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng to lớn của kiều bào, nhất là về tri thức, khoa học công nghệ và phát triển công nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm. Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động phát triển công nghiệp của kiều bào để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

 

 

 

 

GS-TS Đặng Lương Mô đề xuất ý kiến thu hút nguồn nhân lực Việt kiều. (Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM)

 

 

 Năm 2005, GS.TS Đặng Lương Mô đã tham gia sáng lập Câu lạc bộ Khoa học Kỹ thuật Việt kiều nhằm kết nối các nhà khoa học kỹ thuật Việt kiều trên khắp thế giới với các tổ chức khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học trong nước. Nhờ những nỗ lực này, TP.HCM đã thu hút được nhiều chuyên gia, nhà khoa học Việt kiều đầu ngành trên nhiều lĩnh vực về nước cống hiến. Thành phố đã trao cơ chế để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), trực thuộc Khu Công nghệ phần mềm của Đại học Quốc gia TP.HCM.

 

 

GS.TS Đặng Lương Mô cho biết, trải qua những khó khăn ban đầu, ICDREC đã thiết kế được những con chip đầu tiên của Việt Nam, ghi tên Việt Nam lên bản đồ vi mạch thế giới, một nhân tố quan trọng trong sự ra đời của Chương trình phát triển công nghệ bán dẫn vi mạch của TP.HCM các giai đoạn về sau.

 

 

Tuy nhiên, ông cho rằng, các thành quả phát triển khoa học công nghệ của TP.HCM đến nay vẫn chưa tương xứng với nội lực và vị thế của thành phố. Đã đến lúc Nhà nước cần trực tiếp và tích cực tham gia vào công tác vận động, thu hút, sử dụng tài năng Việt kiều. Cần một tổ chức toàn quốc, thậm chí toàn thế giới, quy tụ mọi tài năng Việt kiều, tất cả những người có thể đóng góp cụ thể, dài hạn cũng như ngắn hạn.

 

 

Mặt khác, ở trong nước, những nơi có nhu cầu (cơ quan công quyền, tổ chức tư nhân, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ…) đều có thể đăng ký nhu cầu của mình với tổ chức. Tổ chức sẽ đáp ứng nhu cầu đó bằng cách huy động nhân lực, trí tuệ Việt kiều thích hợp. GS.TS Đặng Lương Mô đề xuất thành lập "Ngân hàng Tài năng Việt kiều" (Bank of Overseas Vietnamese Talents, viết tắt là BOVITA) để huy động, kết nối, kết hợp nguồn lực tiềm năng của Việt kiều. Sáng kiến này từng được ông giới thiệu trước Tổ công tác Bộ Chính trị để lấy ý kiến Việt kiều vào ngày 6/2/2009.

 

 

Về việc dùng người, theo GS Đặng Lương Mô, có thể nhìn từ bốn góc độ: Thứ nhất, phải trả lời được câu hỏi: ta có thật lòng cần họ không và cần những loại nhân tài nào? Thứ hai, đã cầu hiền thì phải tạo môi trường, điều kiện cho người ta cống hiến bằng cách giao cho họ những công việc có giá trị đích thực, đòi hỏi gay gắt và đánh giá đúng công việc họ làm vì người tài thích được đòi hỏi, thậm chí đòi hỏi khắt khe.

 

 

Thứ ba, cần có sự đãi ngộ thỏa đáng. Người tài thường không đòi hỏi vật chất nhiều đâu mà điều quan trọng hơn với họ là sự tôn trọng, công bằng. Thứ tư, phải rộng lượng vì người tài hay có tật. Nếu vì tật nhỏ mà rũ bỏ thì thật hoài phí - những tật không ảnh hưởng tới công việc, không trái với nhân cách làm người. "Việt kiều cũng chỉ là những con người bình thường.

 

 

Quan hệ hợp tác, đối xử, đãi ngộ… nên được xây dựng và phát triển trên cơ sở có lợi cho cả đôi bên. Trong quan hệ hợp tác này, doanh nghiệp, nơi thụ hưởng, nên đóng vai trò chủ động; Nhà nước đóng vai hỗ trợ cơ chế chính sách", GS.TS Đặng Lương Mô nhấn mạnh.

 

Theo tạp chí Thời Đại 


Các tin khác:

Giao lưu quân nhạc quốc tế kết nối tình hữu nghị

Hội Hữu nghị Việt Nam – Azerbaijan tổ chức gặp mặt cuối năm

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Hải quân Việt Nam và Campuchia hợp tác tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành quy định khai thác hải sản

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tặng 300 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân tỉnh Cà Mau

Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp: Hoạt động thiết thực, hiệu quả vì sự phát triển bền vững

Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam tôn vinh áo dài Việt

Nhiều mục tiêu và cách làm mới của Hội Hữu nghị Việt Nam - Armenia

Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Venezuela nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Chú trọng phát triển quan hệ của thế hệ trẻ Việt Nam - Ấn Độ

TÌM KIẾM

VĂN BẢN MỚI
Quyết định 2418/QĐ-BTNMT năm 2010 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 - 2015

LỊCH
   

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TỈNH PHÚ THỌ

 

 

 

Địa chỉ: Số 2187, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)

 

Điện thoại: 02103 851.555

 

Email: lhhnphutho@gmail.com